THƯ VIỆN TRƯỜNG THCS LONG TOÀN
GIỚI THIỆU SÁCH
"TÂM HUYẾT NHÀ GIÁO"
Kính thưa quý thầy cô cùng các em HS
thân mến!
Hướng tới kỷ
niệm 15 năm ngày thành lập trường THCS Long Toàn (2004- 2019), 37 năm ngày Nhà
giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2019). Các trường học, hơn ở đâu hết phải bảo
tồn bằng được truyền thống “TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO”. Thực tiễn xã hội nước ta hiện nay đòi hỏi cần
phải làm gì để giữ gìn và phát huy nét văn hóa “TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO” của
dân tộc ta, đó là một vấn đề có tính cấp bách ở các trường học. Như Bác Hồ đã
nói:“Giáo dục đạo đức cho thế hệ đời sau là một việc làm rất cần thiết”. Cái
tài cái đức của thầy giáo, cô giáo là NHÂN, mà “TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO”
của xã hội ta là QUẢ.
Hôm nay thư viện trường THCS Long toàn
xin giới thiệu đến quý thầy cô cùng các
em Học sinh cuốn sách với nhan đề TÂM
HUYẾT NHÀ GIÁO.
Sáng tác về nghiệp giáo từ trước đến
nay không phải là đề tài mới mẻ, nhưng mỗi tác phẩm thơ văn, mỗi bài hát, bức
họa về hình ảnh người thầy vẫn thường làm xúc động lòng người. Tâm tư nghề giáo
quả thật vô cùng phong phú, những vui
buồn nhà giáo cúng là những điều nói bao nhiêu lần cũng không vơi cạn. Thêm một lần, đọc tâm huyết
nhà giáo của NXB GD để chúng ta hiểu thêm về tâm sự của những người đã và đang
từng đứng trên bục giảng.
TÂM HUYẾT
NHÀ GIÁO là bộ sách ra đời từ cuộc thi viết truyện ngắn về nhà giáo Việt
Nam do Bộ GD- ĐT, Hội nhà văn VN, Công đoàn GD VN, NXB GD kết hợp tổ chức. Cuộc
thi đã tập trung về đề tài Nhà giáo VN trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Với khuôn khổ 13.5 x 20,5 cm, dày 368 trang, sách gồm 35 truyện ngắn
được tuyển chọn từ hàng trăm truyện gửi
tới tham dự cuộc thi.
Ấn tượng khi đọc các sáng tác dự thi
là niềm hứng thú trước những trang viết đầy tâm huyết đúng như tên gọi của cuốn
sách. 35 câu chuyện là bấy nhiêu hoàn cảnh, bấy nhiêu nỗi niềm của các thầy cô
giáo, có người chỉ mới đặt chân vào nghề, có người đã sắp tạm biệt phấn trắng,
bảng đen, lại có cả tâm tư học trò hướng về người dạy dỗ... Đặc biệt, các tác
giả đã không tránh né những hiện thực cuộc sống đang là áp lực cho công việc
của nhà giáo trong thời hiện đại. Có lẽ bởi nội dung phong phú như vậy mà sách
sẽ mang đến cho người đọc những ham thích thực sự.
Rất nhiều sáng
tác đọc xong chắc chắn sẽ khiến độc giả phải dừng lại để suy tư ngẫm nghĩ. Mỗi
truyện ngắn là một mảng tâm tình, là một triết lí sống nhân hậu từ những tháng
năm đứng trên bục giảng của người thầy. Có thể kể đến một số tên gọi như: Khung
cửa chữ, Mùi thật thà, Giọi nước cho chút lá xanh, Điều không có trong giáo án
... Có một câu chuyện khá đặc biệt tạo ấn tượng buồn cho người đọc ngay từ
những dòng đầu: “Thầy Tụ đã chuyển về trại giam này được một năm. Hôm nay ngày 19,
mai đã là ngày Hiến chương các Nhà giáo. Ngày Hiến chương năm nay thầy Tụ vẫn ở
tù. Mấy ngày gần đây ông cảm thấy ân hận, vợ con ở nhà phải nghe lời gièm pha
thay cho chúc mừng”.
Điều gì đã xảy
ra để dẫn đến việc một thầy giáo phải rơi vào hoàn cảnh như vậy. Người đọc sẽ
cảm thấy tò mò muốn được tìm hiểu nguyên nhân. Sau những trang văn kể về một
chuyến thăm thầy và một bữa tiệc mừng ngày nhà giáo tại trại giam, nguời viết
đã dùng nhiều lời lẽ ca ngợi tài năng và đức độ của thầy Tụ. Và nguyên nhân
cũng đã được rõ: “Một học sinh khóa trước làm ở ngân hàng, một học sinh khóa
sau muốn vay tiền phát triển kinh tế trang trại lại không có gì để thế chấp, đã
nhờ uy tín của thầy vay năm mươi triệu cho mình. Làm ăn thua lỗ, đến ngày phải
trả cả vốn lẫn lãi, không còn khả năng hoàn lại số tiền trên, trò đã bỏ trốn!
Thầy là người đứng tên vay nên phải chịu trách nhiệm”.
Hóa ra cuộc
đời người thầy phải có những nỗi buồn và những bài học ngoài giáo án như vậy.
Người đọc ngậm ngùi cho hoàn cảnh của thầy Tụ. Và ngậm ngùi hơn khi kết thúc
truyện, sau khi thầy đi lao động ngoài trời và không tránh kịp một cơn mưa lớn,
hơn nữa lại thêm tuổi cao sức yếu nên thầy đã ra đi vĩnh viễn vào cuối ngày
20/11.
Đọc trang
truyện, chúng ta đau lòng và không thể không suy nghĩ về những bi kịch cuộc đời
những con người nhân hậu như thầy Tụ vẫn phải gánh chịu .
Thế nhưng,
bừng sáng trong toàn tập sách vẫn là một ý nghĩa cao cả về nhà giáo, đó là nghề
cao quý, thiêng liêng sẽ tạo ra những giá trị thiêng liêng, cao quý cho cuộc
sống. Câu chuyện của nhân vật Long trong Dưới tán xà cừ sẽ giúp
bạn đọc hiểu hơn điều đó. Long là một học trò cá biệt cuả thầy Trung. Bên cạnh
các bạn Hoa, Thảo, Thùy..., những học trò nghèo xóm Bãi mà thầy Trung hết mực
thương yêu, Long là học sinh con nhà khá giả, là người luôn để lại trong lòng
thầy nhiều nỗi lo buồn. Long đã có rất nhiều những hành động ngỗ nghịch, đáng
nhớ nhất là lần Long ném hòn chì vào mặt Hoa làm chảy máu và bỏ trốn. Thầy
Trung đã tìm Long đến gần nửa đêm và dắt cậu bé về, xoa dịu sự giận dữ trong
lòng người cha dữ đòn. Từ những lời khuyên bảo nhẹ nhàng, ân tình, thầy đã cảm
hóa được cậu học trò nhỏ “bất trị”. Chi tiết sau cùng thật cảm động, vào phút
cuối của thầy Trung trên giường bệnh, khi tất cả những người thân và học trò đã
không có ai cùng nhóm máu tiếp cho thầy, bỗng nhiên như thần thánh, Long xuất
hiện sau thời gian dài vắng mặt, trong bộ quân phục màu xanh lá: “Long gạt đám
bạn bước vào phòng bác sĩ:
-
Tôi nhóm máu AB.
Bác sĩ ngỡ ngàng, mắt ánh lên tia
nhìn hy vọng.
-
Anh là...- Tôi là học trò của thầy...
-
Dòng máu đỏ thắm chầm chậm chay từ cánh tay vạm vỡ của Long
sang cánh tay mảnh khảnh chằng chịt gân xanh của thầy Trung. Mắt long lanh đăm
đắm hướng ra ngoài. Bầu trời mênh mang, xanh thăm thẳm”.
Câu truyện kết thúc có hậu như một chuyện cổ tích, và
lan tỏa mãi trong lòng người là giá trị tinh thần vô giá, là tình người đằm
thắm mà chính thầy giáo là người đã vun đắp miệt mài. Vẫn còn nhiều truyện ngắn
hay mà chúng ta chưa điểm hết vì thời gian không cho phép.
Trong số nhiều lời ngợi ca thầy giáo
mà chúng ta đều biết, có lẽ hay nhất vẫn là câu nói: “Dưới ánh sáng của mặt
trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học”. Đúng vậy, điều đó
đã được cuộc đời của mỗi người từng qua thời phấn trắng bảng đen kiểm định. Và TÂM
HUYẾT NHÀ GIÁO sẽ là món quà tinh thần vô giá cho những người đi dạy- đi
học. Vâng, cho dẫu cuộc sống nhiều biến động, những người làm thầy sẽ luôn biết
vun đắp ước mơ cho thế hệ trẻ, luôn biết giữ gìn cho ngọn lửa của lòng mình
luôn cháy mãi. Kết thúc bài giới thiệu hôm nay thư viện nhà trường gửi đến các
em HS một một câu nói của ngà thơ Tagor (Ấn Độ ). “Hãy cảm ơn ngọn đèn vì
ánh sáng của nó, nhưng chớ quên người cầm đèn đang kiên nhẫn đứng trong đêm”.